Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
2010-2020年越南吸引外商直接投资情况
摘自15/04/2021
TÓM TẮT:
概括:
Bài viết phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Từ số liệu được tác giả tổng hợp từ các báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng cục Thống kê, cho thấy dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2010 - 2020, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của tổng số vốn đầu tư và số dự án đăng ký mới vào Việt Nam từ năm 2015 trở lại đây. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách để duy trì khả năng cạnh tranh, thu hút được các dự án FDI lớn, và dòng vốn FDI thế hệ mới hướng tới lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
本文分析了2010-2020年越南吸引外国直接投资(FDI)的状况。从作者综合统计总局外商投资局的报告数据可以看出, 2010-2020年间流入越南的FDI已发生积极的变化,尤其是从2015年以来,进入越南的总投资额和新注册项目数量的连续增加。同时,作者还提出了一些建设性政策以保持竞争力和吸引大型FDI投资项目以及新一代FDI资金投资高新技术产业。
Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD.
经过30年的改革开放和吸引外资,流入越南的外国直接投资(FDI)资金不断增加。 2010年实际利用外资达110亿美元,到2015年已达到145亿美元,到2016年达到158亿美元。
Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam.
截至2017年底,越南吸引外商直接投资项目25,000多个,总注册投资金额超过3330亿美元。 截至目前,已有129个国家/地区在越南投资。
Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018). Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018.
FDI项目已在 63/63 地区(省市)展开,FDI资金也已投资于越南 19/21 个行业(财政部,2018 年数据)。 根据计划投资部外商投资局的数据,2019年外商直接投资达389.5亿美元,较2018年增长7.2%。
Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
其中,获得签发许可证的新登记注资项目为3883个,总金额达167.5亿美元,使越南成为吸引外国投资商的国家之一。
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm.
FDI已经是越南经济发展和国际经济一体化的主要驱动力。近年来,流入越南的FDI资金和数量正逐年增加。
Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu.
迄今为止,越南对FDI和贸易的开放政策已经大力促进了越南融入全球经济、参与区域生产网络和出口的多元化。
Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia.
同时,该政策为年轻人且不断增长的人口创造了大量就业机会,从而改善了国家收入来源和国家收支平衡。
Ngoài những lợi ích trực tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan toả sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu các công nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, 2018).
除了直接利益,实际也表明,FDI 已经开始通过对经济的其他领域产生溢出效应产生显着的间接收益,例如新技术的引进、新商业经营秘决;生产制造业和服务业的国家标准、开发劳动力技能以及在配套产业和服务业创造就业(计划投资部,世界银行,2018 年)。
Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
2010-2020年越南吸引外商直接投资情况
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
凭借开放的投资环境,稳定的政治环境、稳定的宏观经济环境以及丰富的低成本人力资源等方面的竞争优势,越南是吸引外国投资商的国家之一。凭借这些优势,近年来,特别是越南加入双边和多边自由贸易协定(FTA)之后,流入越南的FDI资金呈增长趋势;
Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014. Từ sau năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD.
2010年至2014年期间,登记注册的FDI资金持续波动,从2010年的198.9亿美元小幅增长至2014年的219.2亿美元。 从2015年以后,登记注册的FDI资金总额持续并强劲增长,从2015 年的227 亿美元,到 2019 年这一数字增长到 389.5 亿美元。
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 (Hình 1).
2020年,由于Covid-19新冠肺炎的爆发,全球经济受到严重影响,因此FDI登记注册的资金骤降,仅为285.3亿美元,比2019年下降25%(图 1)。
Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, mà vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tư đăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.
2015-2019 年期间,不仅登记注册的资金增长,实际利用的FDI资金也有所增长,从 145 亿美元增长到 203.8 亿美元;新登记的投资项目数量从2015年的1843个增加到2019年的3883个。
Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019 (Bảng 1).
到2020年,由于Covid-19新冠肺炎的影响,各企业的生产经营活动将受到影响,因此投资越南的FDI项目以及新登记注册资金和项目骤减。但实际利用的资金仅略有下降,与 2019 年相比达到 98%;
Về lĩnh vực đầu tư:
在投资领域方面
Trong giai đoạn 2010 - 2020 vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm luôn dao động trong khoảng 13 - 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số vốn đầu tư đăng ký (40 - 70%). Ngoài ra, các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ hay sản xuất phân phối điện cũng khá nổi bật trong các ngành nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
在过去的2010-2020年期间,外商投资商已经投资19个领域,其中加工制造业一直是外商最关注的领域,新登记的注册资金和增资总额始终在130-204美元之间波动,占新登记注册投资资金较高比例(40-70%)。此外,房地产业、批发、零售或电力等领域获得外国直接投资资金也相当突出。
Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng vốn đăng ký là 214,6 tỷ USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký. Số dự án đầu tư của lĩnh vực này cao nhất với 14.463 dự án, ứng 46,7% tổng số dự án.
截至2019年底,加工制造业是获得投资商关注度最高的领域,登记注册资金总额达2146亿美元,占登记注册资金总额的59%,占比最高。投资该领域的项目数量也最高,达14463个,占项目总数的46.7%;
Lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 với tổng số vốn đăng ký là 58,4 tỷ USD (chiếm 16% tổng số vốn đăng ký). Đáng chú ý, đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bất động sản với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như: CapitaLand, Sunwah Group, Mapletree, Kusto Home,… Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 6,5% tổng số vốn đăng ký.
房地产领域以登记注册资金584亿美元位列第二(占登记注册资金总额的16%)。值得注意的是,随着凯德置地(新加坡)、新华集团(香港)、丰树集团(新加坡)、Kusto Home(新加坡)等知名跨国公司的入驻,投资房地产领域的资金比重有所增加。另外,电力、燃气、热水、蒸汽和空调占登记注册资金总额的6.5%;
Năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với 800 dự án cấp mới, 680 dự án điều chỉnh vốn đầu tư và 1268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn là 13,601 tỷ USD, chiếm 47,67% tổng vốn đầu tư.
2020年,加工制造业是最受外国投资商关注的领域,其共新增项目800个,调整注册资金的项目680个,共注册1268次,购买股份的资金总额为136.01亿美元,占总投资金额的 47.67%.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt và hơi nước đứng thứ 2 đạt 5,1426 tỷ USD chiếm 18,03% tổng vốn đầu tư. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 4,18495 tỷ USD chiếm 14,67% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, các ngành công nghệ chế biến, kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện, dịch vụ lưu trú ăn uống,… là những ngành thu hút vốn đầu tư FDI vào nhiều nhất.
生产、电力、燃气和蒸汽领域以51.426亿美元位居第二,占总投资额的18.03%;房地产业以41.8495亿美元位列第三,占总投资额的14.67%;总体而言,加工制造、房地产业、电力、住宿餐饮服务等行业是吸引外商直接投资最多的行业。
Về đối tác đầu tư:
关于投资伙伴:
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020 Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ USD với tổng số 33.148 dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 10 quốc gia cam kết với số vốn trên 10 tỷ USD. Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 69,3 tỷ USD và 9.149 dự án đầu tư (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Nhật Bản đứng thứ hai với 60,1 tỷ USD và 4.674 dự án đầu tư (chiếm gần 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7% (Hình 2).
根据统计总局的数据显示,截至2020年底,越南已经吸引国家/地区投资的项目达33148个,登记注册的资金总额超过3770亿美元。有10个国家承诺投资的资金超过100亿美元。其中,韩国排名第一,注册资金总额达693亿美元,投资项目总计9149个(占总投资金额的18.3%);日本以601亿美元和4674个投资项目位居第二(占总投资金额的15.9%),其次是新加坡和台湾、香港和中国大陆,分别占14.8%、8.9%、6.6%和4.7%(图2)。
Trong giai đoạn 2016 - 2020, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng lên, tính đến cuối năm 2020 thì con số này lên tới 139 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại Việt Nam nhất với tổng vốn đầu tư chiếm từ 17 - 19% tổng số vốn FDI.
2016-2020年期间,对越南投资的国家/地区数量不断增加,截止到2020年底,这一数字已达到139个国家/地区。其中,韩国是投资越南最多的国家,总投资金额占FDI资金总额的17-19%;
Đứng thứ hai là Nhật Bản với vốn đầu tư luôn dao động trong khoảng 14 - 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Ngoài 2 nước có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn kể trên thì trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều các khoản đầu tư FDI từ các nước và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,…
日本排名第二,投资资金在FDI总额的 14 - 17% 范围内波动。除了上述两个国家外,2016-2020年期间,越南还获得了大量来自中国、马来西亚、新加坡、台湾、香港等国家/地区的投资;
Kết luận
结论
Có thể thấy, giai đoạn 2010 - 2020 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù có được kết quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất khu vực ASEAN.
可以看出,2010-2020年期间,越南在吸引FDI投资社会经济方面方面取得了显著成就。尽管FDI投资取得了令人瞩目的成果,但越南仍然不是东盟地区最具吸引FDI的国家。
Thực tế cho thấy, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Thái Lan, Malaysia, Indonesia... để đầu tư vì có môi trường đầu tư cạnh tranh nhất ASEAN và có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI.
实际上,许多跨国公司选择泰国、马来西亚、印度尼西亚等国家进行投资,因为其在东盟具有最具竞争力的投资环境和配套的工业产业,为外国直接投资企业创造有利条件。
Vì vậy, Việt Nam cần thay đổi chiến lược về chính sách để duy trì khả năng cạnh tranh trong ASEAN, bảo đảm sự bền vững của luồng vốn FDI tiếp nhận được và đẩy mạnh thu hút vốn FDI có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ cần chú trọng tới các chính sách sau:
因此,越南需要改变其政策战略以保持在东盟的竞争力,确保获得的FDI资金流入的可持续性,并加大力度吸引具有高附加值的 FDI资金投资,为了实现社会经济发展目标,政府应重点关注以下政策:
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài đảm bảo môi trường và điều kiện thông thoáng hơn cho nhà đầu tư, nhưng vẫn phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.
首先,须完善外国投资的法律环节,确保为投资商提供更加开放的环境和条件,但仍必须符合越南法律。
Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung của Nhà nước. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất.
第二,对行政手续进行改革,为外国投资项目提供简捷的行政手续。需定期审查、修改补充与投资活动有关的行政法规,以此即可鼓励投资者,又确保符合国家的总体规定。各种行政程序需公开化、透明并在各类大众媒体上广泛公布,确保信息以最便捷的方式传达到外国投资商。
Thứ ba, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
第三,要重视和集中投资基础设施,为外商投资商创造有利条件。基础设施体系的发展可为投资环境增加吸引力并为外国投资商创造有利条件。
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp FDI. Việt Nam cần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, cung cấp nhân lực cho các dự án FDI.
第四,培养高素质的人力资源,以满足外国投资企业的需求。越南需要逐步提高人力资源质量,特别是高新技术产业人力资源,为外国投资项目提供人力资源。
Thứ năm, đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới, hướng tới lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Việt Nam cần chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các loại dự án này. Bên cạnh đó, hạn chế cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
第五,加大力度引进新一代FDI资金向高新技术产业方向发展。越南需要积极主动选择项目、外国投资商和适合的技术,促进高科技投资项目的引进,并给这些类型的项目给予特殊的投资优惠政策。此外,限制签发许可证给技术落后和造成环境污染的投资项目。
Cuối cùng, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm, để phát huy tối đa tác động lan tỏa của các dự án FDI, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.
最后,集中向部分产业和重点产品方向集中发展配套工业产业,最大限度地发挥FDI项目的增值效应,帮助越南企业参与到FDI企业的供应链。